7 Rules of English Club
















I would like to share with you about 7 rules of learning English when you agreed to join into English Club

1.  Learn idioms, expression, phrase or even sentences. Do not learn individual words.

2. Do not learn grammar

3. Listen, listen and listen

4. Learn deeply. Repetition is the mother of skill

5. How to learn grammar?

-          Forgot grammar book (it mean that you do not learn grammar from grammar book)

-          Buy story book, (it mean that you should learn grammar via story book, grammar structure in story book)

6. Learn real English

7. Learn English through “listen – answer” stories

Mr. Duy Hải

Phương pháp học Anh Văn- Luyện Nghe
 (Sưu Tầm.) 

Nói về chuyện học, ta phải trả lời cho được 2 chữ WHAT and WHY .

Cụ thể ta phải học cái gì ? Tại sao ta phải học nó ?

Do đó trong Tiếng Anh cũng vậy, để học có hiệu quả bạn phải tìm cho ra lý do tại sao bạn phải học ngôn ngữ này???

Ngoài ra, tất cả chúng ta đều muốn học để kiếm tiền. Tuy nhiên , ngôn ngữ là môn học rất rộng, ngay cả Tiếng Việt mà chúng ta còn không hiểu được những từ chuyên ngành: ngành y, ngành xây dựng, ngành hóa chất, ngành không gian, ngành hàng không ….. Vậy nếu bạn không xác định rõ bạn cần biết Tiếng Anh ở lĩnh vực nào thì mãi mãi bạn sẽ luôn bị mất căn bản.

Học ngôn ngữ cần tuân thủ các bước học : NGHE – NÓI – ĐỌC – VIẾT.

Vậy cho tôi hỏi bạn vài câu: Đối với bạn HỌC là Gì?

Có bao giờ bạn nghỉ Học là Chơi không ? Mà đã chơi bạn kể đến tâm trang hay thời gian không ? Chơi thì bạn có muốn thắng không? Muốn thắng thì có phải bạn phải biết luật chơi không?

Các bạn có muốn biết luật chơi trong việc luyện nghe Tiếng Anh nói riêng, và ngoại ngữ khác nói chung không?

Nghe là “ TẮM NGÔN NGỮ ”

Kỷ năng đầu tiên của học ngoại ngữ là PHẢI HỌC NGHE TRƯỚC. Học như một em bé, học NGHE từ trong bụng mẹ, NGHE mà không hiểu gì.

Tuy nhiên, là người lớn, để rút ngắn thời gian học nghe, bằng cách bạn hãy NGHE những gì bạn đã hiểu rõ, đặc biệt bạn cần kết hợp với cái gì bạn thích nghe bằng Tiếng mẹ đẻ, NGHE đến khi nói lại được, hoặc hát lại được .. thì bạn đã thắng. Thời gian chơi do bạn đặt Mục Tiêu và lên kế hoạch rèn luyện.

Nguyên tắc kèm theo để luyện kỹ năng Nghe là:

1/ NGHE BẰNG TAI, KHÔNG BAO GIỜ NGHE BẰNG MẮT
2/ NGHE TÀI LIỆU THẬT
3/ RÈN LUYỆN THẬT SÂU, tập trung nghe 1 clip của nhân vật bạn ngưỡng mộ hoặc 1 bài hát với giai điệu bạn thích nghe lúc mệt mỏi. Nghe đến khi nói lại được hoặc hát giống -> Thắng

Khi bạn nghe hiểu thì bạn có thể bắt chước nói. Nói hoài thì quen và phản xạ tốt, nhưng lúc đầu sẽ có sai, Đừng sợ, hãy sửa sai và tiếp tục nói.

Nghe tiếng Anh như nhạc nền. Hãy mở một chương trình phát tiếng Anh mà bạn thích và hiểu được, rồi nghe trong khi bạn làm việc khác (nấu ăn, lau nhà, lặt rau, lướt facebook). Bạn có thể nghe một mẩu tin tức, một quyển sách nói tiếng Anh hoặc nghe bộ mẫu câu giao tiếp nào đó.

Nhớ vặn âm lượng nhỏ thôi.

Nhiều bạn nghe tiếng Anh ở lớp tốt nhưng khi giao tiếp thì không nghe ra vì ở lớp không gian yên tĩnh, cô giáo mở volume đi qua 2 dãy lớp còn nghe. Còn ở nhà thì hay chụp cái headphone dí sát tai mở lớn. Nghe đọc lớn, rõ ràng và giọng đọc cẩn thận riết quen, khi nghe âm lượng bình thường và ngữ điệu tự nhiên thì không nghe ra gì nữa.

Nghe một câu 30 lần. Bạn không đọc nhầm đâu. Hãy mở 1 video giao tiếp nào đó, chọn một câu bạn thích rồi bấm replay câu đó 30 lần. Mỗi lần nghe cố gắng phát hiện những điều cần lưu ý, mới lạ (ví dụ như cách nhấn âm, cách phát âm chữ cuối…). Đây là cách nghe chủ động rất tốt và có hiệu quả lâu dài đấy.

Làm sao để Nghe – Nói lưu loát?

Phần 1: NÓI

•           Phải “nạp” đủ lượng câu đối đáp Small Talk. Đó là những câu giao tiếp cực ngắn theo kiểu Mỹ với tần suất sử dụng lên đến 100% trong cuộc sống hàng ngày. Khi học, bạn hãy “diễn” lặp lại (tự đọc to có diễn cảm như đang nói) thường xuyên để ghi nhớ sâu. Việc lặp lại 1 lần tương đương với việc được thực tập nói 1 lần).

•           Nạp đủ lượng cấu trúc câu. Đó là những cụm động từ vốn chỉ cần thêm chủ từ và các trạng từ cần thiết là có thể biến thành hàng chục, hàng trăm câu khác nhau. Để học cấu trúc câu hiệu quả, phải học thuộc câu chứa nó.

•           Học câu là đã học được mọi thứ trong ngôn ngữ. Khi học câu, bạn hiểu được cách dùng cấu trúc, hiểu được ngữ pháp, học được từ vựng và cách ứng dụng của nó ngoài thực tế.

•           Nạp đủ lượng từ vựng cơ bản. Đây là lượng từ dùng để lắp ghép vào các cấu trúc câu đã học bên trên để biến thành nhiều câu từ 1 cấu trúc. Bản thân từ vựng không phải tự chúng có thể lắp ghép lại thành câu bằng ngữ pháp, mà phải thông qua các cấu trúc cụm động từ mới có thể biến đổi thành nhiều câu khác nhau.

•           Học thuộc nhuần nhuyễn đến ngưỡng “CÓ”. Ngưỡng “có” được định nghĩa là: nghe là nhận ra ngay, muốn nói là nhớ ngay. Nếu trong vòng 3-7 giây mà bạn không thể nhớ 1 từ hay 1 câu bất kỳ, bạn sẽ không nói được tiếng Anh.

Ví dụ: cấu trúc “to get caught in the rain” – bị mắc mưa
Ta có thể dùng cấu trúc này để biến đổi thành những câu khác như sau:

I got caught in the rain last night.
Tối hôm qua tôi bị mắc mưa.

I don’t like getting caught in the rain.
Tôi không thích bị mắc mưa.

Run quickly or you’ll get caught in rain.
Chạy nhanh lên nếu không bạn sẽ bị mắc mưa đấy.

Còn có thể biến đổi thành rất nhiều câu khác nhau nữa từ cấu trúc trên.

Phần 2: NGHE:

•           Bạn phải học mọi thứ trong phần NÓI bên trên sao cho đạt được ngưỡng “CÓ”. Vì nếu bạn không nhớ câu từ trong vòng vài giây sau khi nghe thì xem như bạn không thể nghe được.

•           Học cấu trúc câu để nhận ra ý người nói trong khi nghe. Người bản xứ không nghe từng từ, mà nghe thông qua việc hiểu cấu trúc. Khi hiểu cấu trúc và biết rõ nghĩa của cấu trúc đó, thì lúc nghe bạn hiểu được ngay và tất cả bạn chỉ cần lắng nghe là thêm 1 vài từ nữa là hiểu tất cả.

•           Luyện tập âm chuẩn bản xứ thì mới nghe được giọng bản xứ. Nếu giọng của bạn quá xa lạ với giọng bản xứ thì bạn sẽ không thể nghe được gì, trừ những từ bạn đã quá quen. Điều này cũng giống như bạn là người miền Tây Nam Bộ, lần đầu tiên ra Huế hay Quảng Nam, Quảng Trị… thì bạn sẽ không thể nghe họ nói và họ cũng chẳng hiểu bạn nói gì. Nhưng nếu bạn không tập âm bằng cách luyện nghe, thì đôi khi 5 năm bạn cũng chưa nghe được.

•           Hội đủ các phần trên và học đến ngưỡng “CÓ” thì bạn mới có thể nghe được.

0 nhận xét:

TOP